Bà bầu hay phụ nữ mang thai là một đối tượng với cơ thể nhạy cảm. Hiện tượng tê tay ở phụ nữ mang thai có thể do hội chứng ống cổ tay, cứng khớp do ít vận động,… Bà bầu bị tê tay không phải là một triệu chứng khi mang thai điển hình tuy nhiên mẹ bầu cũng cần lưu ý bởi có thể ảnh hưởng tới sức khỏe bản thân cũng như thai kỳ.
Vì sao bà bầu bị tê tay?
Bà bầu bị tê tay có thể do những nguyên nhân phổ biến như:
1. Huyết áp thấp
Huyết áp thấp là một trong những bệnh ảnh hưởng tới dây thần kinh cũng như lượng máu trong cơ thể. Huyết áp thấp khiến lưu lượng máu giảm, các cơ quan trong cơ thể trong đó có các chi không được cung cấp đủ máu. Lúc này dây thần kinh phản ứng tới các chi bằng triệu chứng tê chân tay.
Vào giai đoạn mang thai, sức khỏe người mẹ giảm sút bởi không chỉ đảm bảo cho cơ thể mà còn phải cung cấp máu để nuôi dưỡng thai nhi. Huyết áp thấp là không thể tránh khỏi khi mệt mỏi, dễ bị tê chân tay.
Lúc này, mẹ có thể cải thiện đơn giản bằng cách siết lấy bàn tay, di chuyển nhẹ nhàng cánh tay để giảm tê nhức.
2. Dịch chuyển khớp
Một nghiên cứu của các nhà khoa học cho rằng, việc các hormone sản sinh trong quá trình mang thai khiến các khớp xương bị nới lỏng. Hormone này có tên relaxin, nó có chức năng mở rộng xương chậu để em bí đi qua trong quá trình chuyển dạ.
Hormone này còn tác động lên nhiều khớp xương khác trên cơ thể. Vì vậy, việc di chuyển mẹ mang thai cũng trở nên khó khăn hơn. Quá trình nới lỏng khớp này chính là nguyên nhân gây ra tê chân tay.
Mẹ mang thai thường nằm nghiêng khi ngủ, do đó có thể bị tê chân tay vì nằm quá lâu một tư thế. Để cải thiện tình trạng này, các mẹ nên cải thiện tư thế nằm, thay đổi tư thế nằm ngủ, nằm gối mềm, không quá cao để tránh bị tê cứng khớp.
3. Hội chứng ống cổ tay
Người bị tê chân tay, đau nhức cánh tay có thể do hội chứng ống cổ tay gây ra. Hội chứng này khá phổ biến ở bà bầu. Hiện tượng này xảy ra do tích tụ chất lỏng ở cổ tay khiến các dây thần kinh nơi cổ tay xuống ngón tay bị chèn ép, do đó gây tê ngứa. Điều này cũng ảnh hưởng tới khả năng cầm nắm của mẹ mang thai.
Hội chứng này không chỉ xảy ra trong giai đoạn mang thai mà còn cả giai đoạn sau khi sinh con. Các đối tượng dễ mắc phải hội chứng này là người mang đa thai, người bị thừa cân, béo phì khi mang thai, ngực phát triển quá mức khi mang bầu.
Một số nguyên nhân khác có thể khiến mẹ bầu bị tê chân tay như cơ thể thiếu canxi, thiếu một số chất như vitamin B12, acid folic,…
Bà bầu bị tê tay chân có nguy hiểm không?
Hiện tượng bà bầu bị tê tay chân là hiện tượng phổ biến thường gặp ở trong giai đoạn thai kỳ. Ở mức độ nhẹ bệnh chỉ gây ảnh hưởng tới sinh hoạt thường nhật của mẹ bầu. Nhưng nếu như tình trạng tê bì chân tay diễn ra liên tục, cả sau khi đã sinh và kèm theo các chứng chóng mặt, không nhấc nổi tay chân, co cơ,…thì có thể là dấu hiệu của bệnh lý khác. Khi này cần phải tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám chuyên sâu với phác đồ điều trị rõ ràng.
Cách khắc phục tê tay chân ở phụ nữ mang thai
Nếu như phụ nữ mang thai đang phải chịu các cơn đau nhức, tê bì tay chân thì có thể áp dụng các cách giản đơn dưới đây:
1. Vận động cơ thể cải thiện tình trạng tê chân tay
Bà bầu là đối tượng thường suy giảm khả năng vận động, nhất là bước vào những giai đoạn cuối của thai kỳ. Do đó, khả năng lưu thông mạch máu cũng suy giảm. Vì vậy, mẹ bầu bị tê tay nên thường xuyên vận động các bài tập nhẹ nhàng, khởi động, cử động các khớp để lưu thông mạch máu, tránh bị tê tay. Các bà bầu có thể lựa chọn bài tập đi bộ nhẹ nhàng, tập các động tác yoga,…
2. Mẹ bầu nên ngủ với tư thế thoải mái
Khi ngủ, mẹ bầu thường có thói quen nằm nghiêng, đây cũng là một nguyên khiến mẹ bầu bị tê tay chân. Do đó, mẹ bầu bị tê chân tay nên nằm ngủ với tư thế thoải mái nhất. Nên dùng gối mềm, không quá cao. Đặc biệt, không nằm lâu một tư thế, thay đổi tư thế thường xuyên để tránh bị tê bì chân tay.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng không nên ngồi hay đứng quá lâu một tư thế. Tranh thủ vận động nhẹ nhàng, ngồi xem tivi hay đọc sách hãy gác chân lên ghế để tránh dồn áp lực lên chân.
3. Kiểm tra sức khỏe thường xuyên
Khi mẹ có các biểu hiện tê chân tay, mẹ nên đi kiểm tra sức khỏe để biết tình trạng sức khỏe của mình. Nếu thiếu canxi, các vitamin trong cơ thể có thể ảnh hưởng tới sức khỏe xương khớp.
4. Thiết lập chế độ ăn uống khoa học
Chế độ ăn uống dành cho bà bầu bị tê tay chân bao gồm các thực phẩm tốt cho sức khỏe xương khớp:
- Bổ sung vitamin B: Thiếu vitamin nhóm B là một trong những nguyên nhân gây ra tê nhức chân tay ở mẹ mang thai. Các vitamin nhóm B như B6, B12,… giúp bảo vệ sức khỏe xương khớp, góp phần làm chậm quá trình thoái hóa và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Canxi: Canxi là một chất không thể thiếu cho sức khỏe xương khớp. Thiếu canxi có thể gây nên các bệnh loãng xương, thoái hóa, đau nhức xương khớp,… Canxi có nhiều trong các thực phẩm như sữa, thực phẩm từ sữa, bông cải xanh,…
- Vitamin K: Vitamin K đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ canxi cho xương khỏe mạnh. Cũng giống như vitamin B, vitamin K hỗ trợ bảo vệ xương chắc khỏe, giảm lão hóa.
5. Ngâm chân tay
Phương pháp đơn giản này được áp dụng không chỉ cho người tê chân tay, mà còn được nhiều người áp dụng mỗi tối giúp thư giãn xương khớp. Ngâm chân tay cùng với tinh dầu hoặc các loại thảo dược tự nhiên hỗ trợ thư giãn, giảm đau nhức, đào thải độc tố.
6. Xoa bóp nhẹ nhàng
Xoa bóp, massage là cách giúp mẹ bầu giảm đau cũng như thư giãn các khớp xương. Mỗi ngày, mẹ nên khởi động nhẹ nhàng các khớp xương, massage nhẹ nhàng vùng vai, cánh tay, các đầu ngón tay tới chân, bàn chân, ngón chân để giảm tê nhức. Ngoài ra, các mẹ có thể tham khảo các bài thuốc Nam chữa tê tay chân hiệu quả an toàn cho bà bầu, để giảm những cơn đau nhức khó chịu.
Bên cạnh đó, khi mang thai, mẹ bầu nên giữ tâm trạng thoải mái, tránh những lo lắng, stress cũng có thể tác động tới tâm lý, thần kinh, tê chân tay và ảnh hưởng tới sức khỏe và thai kỳ.
Bà bầu bị tê tay là hiện tượng phổ biến nhưng cũng cần lưu ý bởi có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm. Khi có hiện tượng tê chân tay, mẹ không nên chủ quan, cần tới bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán tình trạng bệnh xem có mắc các bệnh lý xương khớp đặc biệt không để có phương pháp điều trị phù hợp. Chúc các mẹ có một sức khỏe thật tốt trong thai kỳ của mình.
Tin tức - sự kiện
Thường xuyên đau đầu có nguy hiểm không? Cách trị đau đầu chóng mặt tại nhà
Ít nhất trong cuộc đời của mỗi chúng ta đều gặp phải những cơn đau
Cách hết đau đầu tại nhà hiệu quả bằng PQA Xuyên khung tế tân
Đau đầu là một tình trạng thường gặp và ngày càng trẻ hoá. Cơn đau
Dược phẩm PQA đặt mục tiêu năm 2024
Dược phẩm PQA, một trong những công ty dược hàng đầu tại Việt Nam, đã
Th5
8 Thành phần chính trong PQA Sinh khí
PQA Sinh Khí là thuốc đông dược được công ty cổ phần dược phẩm PQA
Th5
Cách chữa hen suyễn mãn tính hay tái phát tại nhà bằng thảo dược
Hen suyễn là một căn bệnh có tỷ lệ tử vong chỉ đứng sau ung thư. Có
Điều trị bệnh parkinson hiệu quả bằng Đông y
Parkison là một bệnh thoái hoá của hệ thống thần kinh, ảnh hưởng đến khả
Th2
Cách xử lý táo bón mạn tính hiệu quả ngay tại nhà
Táo bón mạn tính là tình trạng đại tiện khó khăn kéo dài trong thời
Th2
Đặt hàng