Tập thể dục hay đi bộ, vận động là cách thức duy trì sức khỏe xương khớp hoàn hảo cho mọi đối tượng. Tuy nhiên, đối với người bị các bệnh lý xương khớp thì sao? Người bị đau thần kinh tọa có nên đi bộ không? Đi bộ sao cho đúng cách để đẩy lùi bệnh lý thần kinh tọa. Giải đáp thắc mắc về các bài tập đi bộ của người đau thần kinh tọa.
Người bị đau thần kinh tọa có nên đi bộ không?
Các cơn đau thần kinh tọa kéo dài từ phần thắt lưng dọc xuống mông, đùi và bàn chân, ngón chân. Tình trạng đau nhức ảnh hưởng tới hoạt động di chuyển vận động của người bệnh, kể cả những cử động đơn giản trong sinh hoạt thường ngày như đứng lên ngồi xuống, xoay người,…
Các cơn đau sẽ có xu hướng giảm khi người bệnh nghỉ ngơi, không vận động. Do đó, việc đi bộ đối với người đau thần kinh tọa ban đầu có thể gây cảm giác đau nhức và khó chịu. Tuy nhiên, điều này khiến người bệnh lầm tưởng việc nghỉ ngơi tốt cho người đau thần kinh tọa, không nên vận động.
Thế nhưng, đây là một quan niệm sai lầm bởi vận động, tập thể dục là một cách thức đơn giản trong điều trị các bệnh lý xương khớp và tất cả các bệnh lý khác. Vận động giúp cơ thể được thư giãn, các khớp xương linh hoạt, khỏe mạnh, cải thiện triệu chứng cơ cứng khớp, đau nhức, tê bì.
Nếu không hoạt động, thường xuyên ngồi một chỗ, dây thần kinh tọa của bạn sẽ rơi vào trạng thái nửa thân dưới bại liệt.
Đi bộ là một bài tập đơn giản tác động lên toàn bộ phần chi dưới và cả cơ thể, các khớp xương thư giãn, linh hoạt, giãn ra. Điều này thúc đẩy các dây thần kinh tọa không bị chèn ép, mạch máu được lưu thông, không bị ứ trệ gây đau nhức, đào thải chất độc.
Thường xuyên đi bộ cũng giúp các sụn khớp của bạn được linh hoạt, sức bền cải thiện, xương khớp khỏe mạnh, dẻo dai. Các rễ thần kinh bị chèn ép được giải phóng, hạn chế, ngừa sinh ra các gai xương và hiện tượng thoát vị đĩa đệm.
Một số lợi ích tuyệt vời của việc đi bộ đối với người bị đau thần kinh tọa là:
- Nâng cao sức đàn hồi của cột sống
- Duy trì cân nặng của cơ thể, tránh gây áp lực lên các cơ, khớp xương.
- Cải thiện độ linh hoạt cho khớp xương, toàn bộ hệ thống xương
- Cải thiện triệu chứng cơ cứng khớp, di chuyển, vận động dễ dàng hơn
Đi bộ đúng cách giúp cải thiện bệnh đau thần kinh tọa
Một người bị bộ mỗi ngày sẽ có lợi ích không ngờ và hiệu quả điều trị đau thần kinh tọa cao. Tuy nhiên, do một trong các triệu chứng bệnh của đau thần kinh tọa là đau nhức khi vận động. Do đó, người bị bệnh cần biết cách đi bộ sao cho đúng cách để phòng ngừa các rủi ro, hậu quả có thể ảnh hưởng tới tình trạng bệnh.
1. Chuẩn bị trước khi đi bộ
Một số bước chuẩn bị trước khi bước vào bài tập đi bộ:
- Lựa chọn quần áo đi bộ mỏng, thoáng mát, rộng rãi tránh gây nóng bức, khó chịu khi đi bộ
- Dùng giày thể thao phù hợp, vừa kích thước, không gây khó chịu khi đi lại
- Lựa chọn không gian đi bộ thoáng mát, ít tiếng ồn, trong lành, địa hình bằng phẳng, không gồ ghề khó đi lại
- Nên ăn nhẹ, không ăn quá no trước khi đi bộ khoảng 30 phút đến 1 tiếng.
- Mang nước theo quá trình đi bộ
2. Trước khi đi bộ cần khởi động
Khởi động là thao tác bất kỳ một người nào cũng cần thực hiện trước khi bước vào một bài tập chữa đau thần kinh tọa hay bất kỳ bài tập nào. Khởi động giúp cơ thể nóng lên, thích nghi với cơ thể chuẩn bị bước sang giai đoạn vận động mạnh hơn, kéo giãn các cơ khớp. Điều này giúp tăng độ đàn hồi của xương, kích thích quá trình lưu thông máy, hỗ trợ tối đa bài tập đi bộ hiệu quả.
Điều này cũng giúp hạn chế các chấn thương khi đột ngột thay đổi thể chất của cơ thể, ngừa sự chèn ép dây thần kinh. Khởi động khoảng 10-15 phút trước khi đi bộ bằng các động tác nâng cao đùi, xoay khớp gối, xoay hông,…
3. Kỹ thuật đi bộ
Đối với người bị đau thần kinh tọa, khi đi bộ cần tuân thủ cường độ và kỹ thuật hợp lý. Nếu đi bộ với cường bộ mạnh, kỹ thuật không đúng có thể gây ra những tổn thương thậm chí khiến tình trạng đau thần kinh tọa thêm nghiêm trọng.
- Khởi động trước khi đi bộ khoảng 10-15 phút làm nóng người
- Ban đầu, đi bộ một cách nhẹ nhàng, chậm rãi. Sau dần có thể đi nhanh hơn với cường độ cao hơn. Cần tùy theo sức chịu đựng và thể lực của người bệnh.
- Thời gian đầu đi bộ có thể đi chậm, sau dần quen với cường độ có thể đi nhanh hơn
- Đi nhẹ nhàng, lưng, đầu, vai thẳng, thả lỏng chân tay. Không di chuyển quá nhanh hoặc bước quá dài.
4. Về thời gian đi bộ
Thời gian cũng là vấn đề người bị đau thần kinh tọa cần lưu ý. Nếu thời gian tập luyện quá lâu với cường độ cao, người bệnh không tự lượng sức có thể gây ra những tác dụng ngược trong việc điều trị bệnh.
- Vào thời gian đầu mới đi bộ, người bệnh có thể đi bộ 20-30 phút một ngày, một tuần đi bộ 3-4 buổi tùy vào thể trạng từng người
- Khi thể trạng tăng lên, đau nhức cải thiện, người bệnh có thể tăng lên với cường độ khoảng 45 phút – 1 tiếng. Hoặc bạn có thể chia nhỏ 2 lần vận động mỗi ngày.
- Đi bộ vào buổi sáng hoặc chiều muộn sau khi tan làm là thời điểm tốt nhất
- Nếu trong khi đi bộ có các triệu chứng đau nhức, mệt mỏi, cần nghỉ ngơi ngay để quay về tình trạng ban đầu, điều chỉnh thời gian cũng như cường độ tập luyện.
Ngoài bài tập đi bộ để cải thiện bệnh đau thần kinh tọa, người bệnh cũng có thể cải thiện bằng các bài tập phù hợp khác như yoga tăng độ dẻo dai, dưỡng sinh,… Lưu ý với bất kỳ bài tập nào, người bệnh cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa đảm bảo không gây ra tác dụng phụ cho bệnh.
Tin tức - sự kiện
Thường xuyên đau đầu có nguy hiểm không? Cách trị đau đầu chóng mặt tại nhà
Ít nhất trong cuộc đời của mỗi chúng ta đều gặp phải những cơn đau
Cách hết đau đầu tại nhà hiệu quả bằng PQA Xuyên khung tế tân
Đau đầu là một tình trạng thường gặp và ngày càng trẻ hoá. Cơn đau
Dược phẩm PQA đặt mục tiêu năm 2024
Dược phẩm PQA, một trong những công ty dược hàng đầu tại Việt Nam, đã
Th5
8 Thành phần chính trong PQA Sinh khí
PQA Sinh Khí là thuốc đông dược được công ty cổ phần dược phẩm PQA
Th5
Cách chữa hen suyễn mãn tính hay tái phát tại nhà bằng thảo dược
Hen suyễn là một căn bệnh có tỷ lệ tử vong chỉ đứng sau ung thư. Có
Điều trị bệnh parkinson hiệu quả bằng Đông y
Parkison là một bệnh thoái hoá của hệ thống thần kinh, ảnh hưởng đến khả
Th2
Cách xử lý táo bón mạn tính hiệu quả ngay tại nhà
Táo bón mạn tính là tình trạng đại tiện khó khăn kéo dài trong thời
Th2
Đặt hàng