Viêm mũi dị ứng thời tiết: Triệu chứng và cách chữa bệnh bằng dân gian

Viêm mũi dị ứng thời tiết luôn khiến cho người bệnh mệt mỏi mỗi khi bệnh tái phát. Vào thời điểm chuyển giao mùa hoặc trong các mùa hoa thụ phấn thì đặc biệt bệnh lại càng nặng hơn, càng khiến cho người bệnh mệt mỏi hơn. Vậy làm thế nào để có thể dứt điểm tình trạng viêm mũi dị ứng cực kỳ khó chịu này? 

Viêm mũi dị ứng thời tiết gây đau nhức đầu, suy giảm sức đề kháng

Viêm mũi dị ứng thời tiết là gì? 

Viêm mũi dị ứng thời tiết có diễn biến bệnh phức tạp hơn nhiều so với viêm mũi dị ứng khác. Bởi chỉ thời tiết biến đổi nóng – lạnh đột ngột thôi là cũng khiến cho bệnh tình của người bệnh nặng hơn. Từ đó gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, giảm năng suất công việc. 

Nếu như không điều trị kịp thời khi bệnh phát thì có thể ngày một nặng hơn và chuyển sang viêm mũi dị ứng mãn tính. Thậm chí một số người còn có khả năng bị loạn khứu giác – không thể phân biệt được mùi. Điều này sẽ còn càng làm cho cuộc sống của người bệnh bị hạn chế nhiều thứ hơn. 

Triệu chứng của viêm mũi dị ứng do thời tiết

Triệu chứng của viêm mũi dị ứng thời tiết giống y như viêm mũi dị ứng quanh năm gồm:

  • Hắt hơi liên tục kèm theo hiện tượng chảy nước mũi không ngừng
  • Thường xuyên bị ngạt mũi, ngứa mũi nhiều khi kéo lên đầu khiến người bệnh vô cùng khó chịu
  • Ngứa họng
  • Ngứa khóe mắt, phù trũng mi dưới, chảy nước mắt liên tục
  • Cảm giác ớn lạnh nhưng lại không sốt

Hầu hết người bị bệnh viêm mũi dị ứng không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại gây cản trở lớn tới cuộc sống thường nhật của người bệnh. Do đó, tìm kiếm cách chữa viêm mũi dị ứng thời tiết hiệu quả phù hợp với cơ địa là điều mà người bệnh cần. Dưới đây chính là các cách điều trị viêm mũi dị ứng bạn có thể chọn lựa để cải thiện tối đa tình trạng bệnh của mình. 

Cách điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết hữu ích cho bạn

Viêm mũi dị ứng thời tiết không quá khó điều trị nhưng chỉ cần một sai sót nhỏ trong quá trình điều trị cũng sẽ khiến cho bệnh tình ngày một nặng hơn. 

Nên hay không nên điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết bằng kháng sinh?

Khi mắc bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết, người bệnh có thể sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm, thuốc chống nghẹt mũi,…để điều trị bệnh. Nhưng thực ra xuất phát điểm của viêm mũi dị ứng thời tiết do chính tác nhân thời tiết gây ra. Nên sử dụng các loại thuốc kháng viêm, kháng sinh không phải là cách điều trị đúng đắn. 

Sử dụng thuốc kháng sinh đúng cách mới có hiệu quả điều trị bệnh

Bởi nếu như lạm dụng quá nhiều các loại thuốc kháng sinh thì với cơ chế tự nhiên của cơ thể, ở một thời điểm nào đó sẽ xuất hiện kháng thể. Và khi này người bệnh đã xuất hiện kháng thể với các loại thuốc kháng sinh đã sử dụng thì điều bắt buộc phải làm là tăng liều kháng sinh. Điều này thực tế sẽ khiến cực kỳ gây nguy hiểm cho người bệnh bởi có thể làm tăng việc tạo vi khuẩn đa kháng, gây nhiễm trùng đe dọa sự sống. 

Do đó, khi sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị viêm mũi dị ứng, người bệnh cần phải sử dụng thuốc theo đúng liệu trình được bác sĩ đưa ra. Chỉ khi đó bệnh tình mới thực sự thuyên giảm.

Sử dụng bài thuốc dân gian để điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết

Đối với những người mắc viêm mũi dị ứng thời tiết không nhất thiết phải sử dụng thuốc kháng sinh mới có thể điều trị khỏi bệnh. Mà người bệnh chỉ cần sử dụng các mẹo – bài thuốc dân gian là có thể dễ dàng khắc phục tình trạng của bệnh rồi. Bạn có thể chọn lựa sử dụng phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng sau:

Hạt rau hẹ chữa viêm mũi dị ứng 

Hạt rau hẹ: hạt rau hẹ có khả năng điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết cực kỳ hiệu quả. Chỉ cần sử dụng 20g hạt rau hẹ kết hợp với 10g thiên nhiên kiệu giã nhuyễn nấu cùng 300-350ml nước để có thể xông 2 lần mỗi ngày. Liên tục kiên trì sử dụng phương pháp này sẽ nhanh chóng dứt điểm tình trạng bệnh viêm mũi dị ứng của mình. 

Ăn sống gừng tươi chữa viêm mũi dị ứng
  • Gừng tươi: sở hữu vị cay, tính ấm trực tiếp tác động vào 3 kinh phế, tỳ, vị nên có khả năng tiêu đờm, thông mũi nên được sử dụng chính trong điều trị viêm mũi dị ứng. Bạn có thể chọn lựa phương pháp xông mũi bằng nước gừng hoặc nhai sống gừng khi có căn ho, sổ mũi đều sẽ giúp cắt đứt tình trạng ho, hắt xì, chảy nước mũi.
  • Hoa ngũ sắc – hoa cứt lợn tím: vô cùng hiệu quả dành cho những người viêm mũi dị ứng thời tiết cũng như những người bị viêm mũi dị ứng mãn tính. Chỉ cần sử dụng nước cốt của hoa ngũ sắc thấm bông sạch, nhét vào lỗ mũi bị tắc nghẹt khoảng 15 phút rồi lấy ra. Các dưỡng chất của hoa ngũ sắc sẽ thẩm thấu vào niêm mạc mũi, từ đó khiến cho bệnh tình thuyên giảm, nhất là tình trạng viêm mũi, sưng mũi. 
Giữ nhà cửa sạch sẽ giúp giảm tối đa tình trạng viêm mũi dị ứng

Để tránh tình trạng viêm mũi dị ứng thời tiết nặng hơn cũng như để ngăn ngừa mắc phải viêm mũi dị ứng thời tiết người bệnh cần:

  1. Tránh tiếp xúc trực tiếp với môi trường khói bụi, ô nhiễm
  2. Không hút thuốc lá
  3. Khi thời tiết thay đổi cần phải giữ ấm cho cơ thể nhất là khi thời tiết có độ ẩm lớn.
  4. Tránh sử dụng đồ uống lạnh
  5. Rèn luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày để tự nâng cao sức đề kháng
  6. Vệ sinh sạch sẽ mũi miệng bằng nước muối sau khi tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi. 

Sử dụng cách phòng viêm mũi dị ứng do thời tiết trên kết hợp với các liệu pháp điều trị tự nhiên sẽ giúp cho người bệnh nhanh chóng loại bỏ tình trạng viêm mũi mình đang gặp phải.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *